Tin tức sáng 8-12: Tỉ lệ tử vong do đột quỵ tại Việt Nam cao gấp 1,5 lần Thái Lan

Thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai – Ảnh: TTO

21% bệnh nhân bị đột quỵ đối diện nguy cơ tàn phế

Thông tin tại Hội thảo Tương lai phòng ngừa đột quỵ, TS Võ Văn Tân – trưởng khoa nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm toàn cầu có 13,7 triệu người mất vì đột quỵ.

Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai thế giới với 5,5 triệu người/năm. Đột quỵ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở người trẻ và gây ảnh hưởng đến 116 triệu người.

Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh là 1.100-1.200/100.000 người, tỉ lệ tử vong do đột quỵ là 210/100.000 người. Có 77% bệnh nhân sau khi điều trị đột quỵ có khả năng quay lại cuộc sống bình thường, 21% bị tàn phế và 8,3% tử vong.

Nếu so sánh với Thái Lan, tỉ lệ tử vong do đột quỵ tại Việt Nam cao gấp 1,5 lần, trong đó tử vong do nhồi máu não cao gấp 3 lần.

Bác sĩ Tân đánh giá công tác điều trị đột quỵ tại Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, nhưng sau 10 năm, đây vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu. Đột quỵ ngày càng là gánh nặng của y tế Việt Nam do 4 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, công tác dự phòng tiên phát và thứ phát chưa tối ưu. Thứ 2, điều trị đột quỵ cấp chuẩn chưa được áp dụng rộng rãi tại khắp các tuyến. Thứ 3, khả năng cập nhật kiến thức điều trị đột quỵ cấp còn hạn chế. Thứ 4, trình độ điều trị ở các tuyến chưa đồng đều, thiếu công tác chăm sóc sau đột quỵ.

Nghiên cứu kỹ chế độ, chính sách cho cán bộ dôi dư khi tinh gọn bộ máy

Chiều 7-12, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11-2024, trả lời về chủ trương chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư khi thực hiện tinh gọn bộ máy, chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, để có cơ sở tiến hành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách.

Đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, tác động rất lớn đến xã hội, Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo nghị định liên quan đến nội dung này.

Xem tin tức mới nhất về giá vàng hôm nay tại đây

Theo ông Minh, phải đánh giá đúng tác động để có cơ sở thực hiện. Dự thảo đang được Bộ Nội vụ xây dựng, xin ý kiến Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Chính phủ, sau đó sẽ trình xin ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ Chính trị và trình Chính phủ xem xét thông qua theo quy trình rút gọn để có chính sách thực hiện ngay, đồng bộ với các đề án.

Liên quan đến vấn đề bố trí sắp xếp con người, ông Minh cho rằng, phải có chính sách vượt trội, đủ mạnh với tinh thần “vừa đảm bảo mục tiêu tinh gọn và nâng cao chất lượng đội ngũ, nhưng đồng thời bảo đảm tính ổn định phát triển”. Cùng với đó là quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đội ngũ cán bộ, công chức.

Ông cũng cho biết thêm, về việc hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hôm 6-12 hai Bộ này đã thống nhất phương án sắp xếp, trình xin ý kiến Ban Chỉ đạo của Chính phủ, từ công tác thống kê tài sản, đội ngũ, xây dựng các phương án.

Tin tức sáng 8-12: Nghiên cứu chế độ chính sách cho cán bộ sau sắp xếp; Tử vong do đột quỵ còn cao - Ảnh 2.

Ông Thanh – người đầu tiên tại Việt Nam được ghép gan từ người hiến tạng chết não, vẫn hoàn toàn khỏe mạnh sau 14 năm kể từ ca phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – Ảnh: BVCC

Nhiều bệnh viện được chuyển giao kỹ thuật ghép tạng

Tại hội thảo về công tác ghép mô tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa được tổ chức tại Hà Nội, Hội Ghép tạng Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm TS Dương Đức Hùng, giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức làm phó chủ tịch hội, ghi nhận những đóng góp của TS Hùng trong hơn 30 năm cho ngành ngoại khoa Việt Nam.

Tại Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là cơ sở y khoa đầu ngành trong kỹ thuật ghép tạng. Sau 22 năm thực hiện ghép tạng, Việt Đức đã thực hiện hàng ngàn ca ghép gan, tim, thận, phổi, nhiều ca ghép đa tạng, đồng thời đã chuyển giao kỹ thuật ghép tạng cho hơn 10 bệnh viện như Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội)…

Theo ông Nguyễn Tiến Quyết, nguyên giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, những tiến bộ về ghép tạng đã mở ra cơ hội sống cho nhiều người bệnh. Đặc biệt chi phí điều trị sau ghép thấp hơn nhiều so với các hình thức điều trị khác (như chi phí điều trị sau ghép thận rẻ hơn nhiều so với chi phí lọc máu chu kỳ). Ông Quyết cũng đề nghị bảo hiểm y tế chi trả nhiều hơn để người bệnh có cơ hội ghép tạng.

Sáng nay diễn ra giải chạy “Hành trình tiếp sức” gây quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư

Chương trình do Bệnh viện K, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng và Apollo Silicone tổ chức tại khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng, đường Nguyễn Đình Thi, Hà Nội. Có 1.500 vận động viên đăng ký tham dự 2 cự ly 2,5 và 5 km.

Theo Ban Tổ chức, người tham gia có thể mua áo gây quỹ hỗ trợ người bệnh, đăng ký tham gia giải chạy ở cự ly phù hợp hoặc hỗ trợ trực tiếp tới tải khoản của Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng.

Trong những năm qua, đã có hàng chục ngàn bệnh nhân nhận được các hình thức hỗ trợ từ người dân và các tổ chức thông qua quỹ như tặng tiền điều trị, hỗ trợ thuốc điều trị đích, khám sàng lọc bệnh sớm…

Tin tức sáng 8-12: Nghiên cứu chế độ chính sách cho cán bộ sau sắp xếp; Tử vong do đột quỵ còn cao - Ảnh 3.

Tin tức đáng chú ý trên Tuổi Trẻ nhật báo ngày 8-12. Để đọc Tuổi Trẻ báo in phiên bản E-paper, mời bạn đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Tin tức sáng 8-12: Nghiên cứu chế độ chính sách cho cán bộ sau sắp xếp; Tử vong do đột quỵ còn cao - Ảnh 4.

Tin tức thời tiết đáng chú ý hôm nay 8-12 – Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tin tức sáng 8-12: Nghiên cứu chế độ chính sách cho cán bộ sau sắp xếp; Tử vong do đột quỵ còn cao - Ảnh 5.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *