TP.HCM rà soát danh sách trẻ tiêm chủng dưới 6 tuổi chuẩn bị cho chiến dịch tiêm phòng sởi
Ngày 26-7, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức về việc tăng cường quản lý tiêm chủng mở rộng.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, tính đến cuối tháng 6-2024, tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi trên địa bàn TP đạt 86,4%.
Bên cạnh đó, qua khảo sát nhanh các địa phương chưa quản lý đầy đủ được danh sách trẻ đang sinh sống trên địa bàn, cụ thể có 32,5% trẻ thực tế đang cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn không được ghi nhận trong danh sách quản lý tại trạm y tế.
Xem tin tức mới nhất về giá vàng hôm nay tại đây
Sở Y tế đã đề nghị các đơn vị triển khai các biện pháp quản lý danh sách và điều tra về tiền sử tiêm chủng của trẻ dưới 6 tuổi trên địa bàn TP.
Cụ thể, trẻ dưới 6 tuổi đang theo học tại các trường mầm non, nhóm lớp, cơ sở nuôi dưỡng trên địa bàn phường, xã, thị trấn quản lý (bao gồm tất cả các học sinh, học viên do trường quản lý đang học hoặc đang nghỉ hè).
Điều này nhằm tăng cường công tác quản lý trong tiêm chủng mở rộng, nâng cao tỉ lệ tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ và kiểm soát tình hình dịch bệnh, đặc biệt là chuẩn bị cho chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi trong thời gian sắp tới.
Kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai thực hiện quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Một trong những nội dung của kế hoạch là quán triệt, phổ biến quy định số 132-QĐ/TW; nâng cao nhận thức, trách nhiệm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt động khác có liên quan;
Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về hoạt động tố tụng, thi hành án, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử trong hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt động khác có liên quan.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan; kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan…
Tổng rà soát các “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông
Ngày 26-7, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký chỉ thị về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới.
Theo quyết định, để tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, góp phần kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông, yêu cầu siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, tăng cường kiểm soát vận tải hành khách, hàng hóa, kiểm tra, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm ngay tại các điểm xuất phát (bến xe, bến bãi, nhà ga, đầu nguồn hàng, mỏ vật liệu);
Xử lý nghiêm trách nhiệm của các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải khi để xuất bến đối với xe quá niên hạn sử dụng, hết hạn kiểm định, chở quá số người quy định, quá tải trọng xe, xe không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, lái xe không bảo đảm điều kiện điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải, thiếu các giấy tờ theo quy định, xe hợp đồng và du lịch hoạt động trá hình…
Bộ Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, rà soát, bảo dưỡng, nâng cấp, khắc phục “điểm đen”; phối hợp với ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức tổng rà soát các “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông trên toàn quốc để đề ra phương án, kế hoạch, lộ trình giải quyết.
Bổ sung quy định “Tước giấy phép kinh doanh vận tải đối với đơn vị sử dụng lái xe dương tính với chất ma túy”; Tăng hình phạt với các hành vi do lỗi cố ý, vi phạm nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định trong kinh doanh vận tải, như vi phạm về tốc độ, đón, trả khách không đúng quy định, vi phạm quy định về luồng tuyến và thời gian lái xe, tránh, vượt không đúng quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, chở quá số người quy định…