rQlcFOIwouAEtGBSvJYNkULejyxR_ds zD3 ib0T2hW64M 1Xq 9mVH7n5pg8KZfCaPeOTEVMHNAcGYBQ1bKm2wp9kDoahvruFUxf5 Std J4y0 PZLXilz67jR _gW3nIqsC8Ltpye0uivZoKE79zgMakGYPx2Trmb1wl WVnFX s3_46 DS8QRfAIUOC qhdJB5NjHcqbR8QAd_ Xlj7ZnCsNPHLFz0TpM5eUircytwJ1IagK SDf3ExuYGkO4ohB2V96 mvWHiAS15hI_ 4wsxLor3veMzfOUGP gd8KTX7nyF6 ZYcluWNambBJqERQ2jCDtp9k0V Thuốc ngừa HIV sẽ được cung cấp giá rẻ tại 120 nước – Cachgi.com Nơi chia sẻ những cách làm hay nhất, tốt nhất…
Headlines

Thuốc ngừa HIV sẽ được cung cấp giá rẻ tại 120 nước

Thuốc ngừa HIV của hãng dược Mỹ Gilead Sciences – Ảnh: MedtechAlert

Gilead cho biết hãng đã ký thỏa thuận với 6 nhà sản xuất để sản xuất và bán thuốc gốc của Lenacapavir tại 120 nước “có tỉ lệ mắc bệnh cao, bị hạn chế về nguồn lực”, hầu hết là các nước có thu nhập thấp, theo báo Guardian ngày 4-10.

Lenacapavir, được tiêm 2 lần mỗi năm, cho thấy hiệu quả phòng ngừa HIV mạnh mẽ. Thuốc ngăn được tình trạng nhiễm trùng trong một thử nghiệm liên quan đến phụ nữ và trẻ em tại Nam Phi và Uganda. Ngoài ra, Lenacapavir cung cấp khả năng bảo vệ gần như tuyệt đối trong thử nghiệm khác liên quan chủ yếu đến nam giới tại Argentina, Brazil, Mexico, Peru, Nam Phi, Thái Lan và Mỹ.

Mỹ đã phê duyệt Lenacapavir trong điều trị HIV với giá 42.250 USD/năm dưới cái tên Sunleca. Nhiều nhà nghiên cứu cho biết thuốc này có thể được sản xuất với giá 40 USD/năm (khoảng 990.000 VND).

Hãng dược Mỹ này đã phải chịu nhiều áp lực về việc cung cấp Lenacapavir càng sớm và càng rẻ càng tốt trên toàn cầu. Theo đó, Gilead nói họ sẽ hỗ trợ cho đến khi các nhà sản xuất có thể bắt đầu cung cấp thuốc gốc, ưu tiên đăng ký tại 18 nước có tỉ lệ nhiễm HIV cao, trong đó có Botswana, Nam Phi và Thái Lan.

Ngoài ra Gilead cho biết công ty sẽ bắt đầu nộp đơn xin phê duyệt toàn cầu đối với Lenacapavir để ngừa HIV vào cuối năm nay.

Tuy nhiên những người chỉ trích cho rằng hãng dược này đã loại trừ nhiều nước có tỉ lệ mắc HIV cao nhất ra khỏi danh sách 120 nước nói trên. Tiến sĩ Mohga Kamal-Yanni, làm việc tại Liên minh Thuốc vì mọi người, đã chỉ trích quyết định sắp xếp các giấy phép trực tiếp (thông qua các thỏa thuận với nhà sản xuất) thay vì thông qua Quỹ Bằng sáng chế thuốc (MPP) do Liên Hiệp Quốc (LHQ) hậu thuẫn.

Bà Kamal-Yanni nói thỏa thuận có các điều kiện ràng buộc có thể khiến người dân ở các nước bị loại trừ khó có thể tiếp cận với loại thuốc này. “Đằng sau số lượng có vẻ là nhiều nước được đưa vào danh sách, Gilead đang loại bỏ những nước có thu nhập trung bình khá, nơi có số ca nhiễm mới cao nhất, với gần như toàn bộ châu Mỹ Latin bị bỏ qua”, tiến sĩ Kamal-Yanni nói.

Trong khi đó bà Winnie Byanyima, giám đốc điều hành Chương trình phối hợp của LHQ về HIV/AIDS (UNAIDS), nhìn nhận Lenacapavir với chỉ 2 liều tiêm mỗi năm có thể giúp “thay đổi cuộc chơi” khi nếu tất cả mọi người được hưởng lợi từ loại thuốc này đều có thể tiếp cận với nó.

Bà Byanyima cho biết 41% ca nhiễm mới là ở các nước có thu nhập trung bình khá. UNAIDS vẫn đang đợi Gilead thông báo mức giá chính xác của thuốc gốc của Lenacapavir.

Các nhà sản xuất thuốc ký thỏa thuận với Gilead là Dr Reddy’s Laboratories, Emcure Pharmaceuticals và Hetero Labs (cùng của Ấn Độ) cũng như là Viatris’ unit Mylan ở Mỹ, Eva Pharma của Ai Cập và Ferozsons Laboratories của Pakistan.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *