Internet là gì? Tìm hiểu về Networking {phần #3}

#1. Khái niệm về Internet?

Internet là tập hợp các mạng kết nối trên toàn thế giới, thống nhất các tiêu chuẩn chung để trao đổi thông tin.

Internet = Network of Networks

Thông qua cáp điện thoại, cáp quang, tín hiệu không dây hoặc tín hiệu vệ tinh, chúng ta có thể trao đổi thông tin giữa các máy tính và thiết bị hàng ngày trên internet. 

Các kiểu mạng nội bộ (Local Networks):

  • Small Home Networks: Một vài máy tính kết nối với nhau và Internet.
  • Small Office and Home Office Networks (SOHO) kết nối các máy tính trong văn phòng tại nhà hoặc văn phòng từ xa với mạng công ty.
  • Medium to Large Networks: Sử dụng bởi các tập đoàn, trường học với hàng trăm, hàng nghìn máy chủ kết nối với nhau.
  • World Wide Networks: Mạng toàn cầu kết nối hàng trăm triệu máy tính trên toàn thế giới.

internet-la-gi-2

#2. Data Transmission (Truyền dữ liệu)

Truyền dữ liệu là sự chuyển giao dữ liệu qua một kênh truyền point-to-point hoặc point-to-multipoint.

  • Volunteered Data: Được tạo và chia sẻ bởi các cá nhân. Ví dụ như mạng xã hội..
  • Observed Data: Thu thập bằng cách ghi lại hành động. Ví dụ như dữ liệu vị trí sử dụng điện thoại di động.
  • Inferred Data: Suy luận dựa trên Volunteered DataObserved Data. Ví dụ như điểm tín dụng, thói quen..

Computers, Networks chỉ làm việc với bit (binary digit). Mỗi bit có hai trạng thái duy nhất là: 0 hoặc 1, máy tính sử dụng bit để biểu diễn chữ cái, số, kí hiệu đặc biệt.

Bộ mã chuyển đổi thông dụng là ASCII, mỗi ký tự được biểu diễn bởi 8 bits.

Ví dụ:

  • Chữ viết hoa: A = 01000001
  • Số: 9 = 00111001
  • Kí tự đặc biệt: # = 00100011

Các phương pháp truyền dữ liệu thông dụng:

  • Electrical signals – biểu diễn dữ liệu dạng xung điện.
  • Optical signals – chuyển tín hiệu điện thành xung ánh sáng.
  • Wireless signals – dùng sóng hồng ngoại, sóng vô tuyến truyền qua không khí.

#3. Bandwidth & Throughput

Tốc độ truyền dữ liệu thường được đánh giá/thảo luận qua hai thông số là: BandwidthThroughput

3.1. Bandwidth – Băng thông

Băng thông được đo bằng số bits (về mặt lý thuyết) có thể gửi đi trong một giây, các đơn vị băng thông:

  • Bits per second – bps
  • Kilobits per second – Kbps
  • Megabits per second – Mbps Minhung Minhung
  • Gigabits per second – Gbps
  • ……………

3.2. Throughput – Thông lượng

Thông lượng đo lường việc truyền các bits trong một khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào: lượng dữ liệu gửi và nhận, loại dữ liệu truyền đi và độ trễ (Latency) sinh ra bởi các thiết bị trong hệ thống mạng.

Latency là thời gian, bao gồm cả sự trì hoãn để truyền dữ liệu từ g điểm này sang điểm khác.

Hệ thống mạng dù có nhiều phân đoạn với bandwidth lớn, chỉ cần một đoạn có bandwidth thấp sẽ kéo throughput của cả mạng lưới xuống.

#4. Clients & Servers 

Tất cả máy tính được kết nối vào mạng và tham gia trực tiếp vào giao tiếp mạng đều được phân loại là một host.

Phần mềm được cài đặt trên máy tính sẽ xác định vai trò của host là một client, một server hoặc cả hai.

  • Servers là các host được cài phần mềm để cung cấp thông tin (email, webpage) cho các host khác trong Mnetwork.
  • Clients là các host được cài phần mềm để yêu cầu, hiển thị thông tin nhận từ server. Ví dụ: như trình duyệt web Chrome, Safari…

Trong gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ, nhiều host hoạt động với cả hai vai trò client và server, loại network này được gọi là một peer-to-peer (P2P) network.

+) Ưu điểm của P2P networking: Dễ thiết lập, ít phức tạp, chi phí thấp, có thể dùng cho các tác vụ đơn giản như gửi file, chia sẻ máy in. 

+) Nhược điểm của P2P networking: Không quản lý tập trung, không an toàn, các host hoạt động với hai vai trò dẫn đến làm chậm hiệu suất. 

#5. Network Components

Cơ sở hạ tầng (infrastructure) của network bao gồm ba nhóm thành phần, đó là:

5.1. Intermediate devices (Thiết bị trung gian)

Ví dụ như Router, Wireless Router, Switch, Wireless Access Point, Firewall, Call Manager, Service Provider Switch..

5.2. End devices (Thiết bị đầu cuối)

Ví dụ như PC/Laptop, Printer, Tablet, Smart Phone, IP Phone, Desktop, Server..

5.3. Network Media (Phương tiện truyền dẫn)

Ví dụ như:

  • LAN media (Local Area Network) thông thường là Ethernet LAN.
  • WAN media (Wide Area Network) thường dùng cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng – ISP Minh (Internet Service Provider)
  • Wireless Media
  • Cloud

To be Continue….

Link tài liệu tham khảo từ Cisco !
Dịch bởi fb Hùng Minh Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao – (Có 1 lượt đánh giá)

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !