Giặt đồ bằng máy giặt đã giúp tối ưu hoá thời gian và công sức của những bà nội trợ. Tuy nhiên, ngay cả việc đơn giản như sử dụng máy giặt cũng cần có kỹ năng. Không ít người phá hỏng quần áo bởi những lỗi sai cơ bản khi giặt đồ. Để tăng hiệu quả giặt tẩy và tăng độ bền cho máy giặt cũng như quần áo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những sai lầm mà bạn đang mắc phải khi giặt quần áo nhé.
Đa số mọi người thường không phân loại hoặc có làm thì cũng không đúng cách và thường dẫn đến hậu quả là làm áo quần của bạn mau hỏng và xấu đi hơn. Hãy chia áo quần theo màu sáng – tối cũng như loại vải. Ví dụ như quần áo làm từ vải nỉ phải được giặt riêng với vải jean. Và không nên giặt chung quần áo làm từ sợi tổng hợp với khăn mềm.
Sử dụng bột giặt hoặc nước giặt quá nhiều
Nhiều người có thói quen đổ nhiều bột giặt hoặc nước giặt vì sợ sẽ không đủ để làm sạch quần áo. Điều này có thể tạo ra nhiều bọt hơn mức cần thiết và nó sẽ thu thập bụi bẩn khi giặt. Khi ấy quần áo thậm chí còn bị bẩn hơn do nhiều bọt xà phòng không tan hết và đọng lại trên quần áo sau khi máy đã giặt xong.
Không kéo khoá quần áo khi giặt
Các khoá trên quần áo cần phải được kéo lên hết trước khi cho vào máy giặt vì lưỡi răng trên khoá có thể làm sờn rách vải và làm hỏng những quần áo giặt chung khác.
Nhiều người thường cố nhồi nhét nhiều quần áo vào máy giặt để không phải giặt nhiều lần. Đây là điều không nên vì không những chúng giặt áo quần không sạch, mà còn dẫn đến tình trạng hỏng máy rất nhanh.
Nếu chưa biết phải cho quần áo thế nào vào máy giặt, hãy tham khảo bảng ước lượng khối lượng quần áo khô trung bình như sau:
Cách thứ 2 có độ tin tưởng cao hơn chính là sử dụng bảng ước lượng trọng lượng vải để xác định được khối lượng đồ giặt khô. Bạn có thể tra ở bảng dưới đây:
BẢNG ƯỚC LƯỢNG TRỌNG LƯỢNG VẢI | |||
Danh mục | Trọng lượng | Danh mục | Trọng lượng |
Các loại quần, váy | Các loại quần áo khác | ||
Khăn quấn/Khố | 200g | Khăn tắm | 600g |
Váy | 200g | Khăn lau tay | 250g |
Quần | 250g | Pi-gia-ma | 400g |
Quần Jeans | 400g | Đồ lót | 60g |
Các loại váy liền, áo | Áo lót cotton | 100g | |
Váy cotton | 280g | Quần lót | 100g |
Các loại váy liền khác | 200g | Áo gối cotton | 110kg |
Áo cánh cotton | 140g | Áo gối khác | 85kg |
Áo cánh khác | 100g | Tất dài, 2 đôi | 150g |
Áo len dài tay | 400g | Tất ngắn, 2 đôi | 150g |
Áo len nặng | 300g | Khăn mùi soa (6 chiếc) | 85g |
Áo len nhẹ | 150g | Khăn ăn (12 chiếc) | 1.1kg |
Khăn trải giường | Khăn trải bàn | ||
Vải cotton (đôi) | 1kg | Nhỏ | 230g |
Vải cotton (đơn) | 500g | Lớn | 600g |
Không phải vải cotton (đôi) | 650g | Khăn ăn (4 chiếc) | 150g |
Không phải vải cotton (đơn) | 400g |
Cụ thể, với máy giặt có khối lượng giặt 7.5 kg, tra ở ở bảng trên, bạn có thể giặt được: 1 áo len nhẹ, 1 ga trải giường, 1 quần jean, 1 áo cánh cotton, 1 khăn tắm, 4 khăn ăn và 1 khăn trải bàn lớn.
Quá kỹ lưỡng khi tẩy vết bẩn
Khi không may làm bẩn quần áo, bạn thường có thói quen lau hoặc rửa ngay với nước và cố chà xát chỗ bẩn. Tuy nhiên có thể bạn sẽ tạo ra vết rách trên quần áo khi cố gắng làm sạch vết bẩn đó. Hãy nhớ rằng phải nhẹ tay với các vết bẩn cứng đầu. Cách tốt nhất để xử lí đó là để một miếng vải sạch hoặc khăn giấy lên trên để thấm hút vết bẩn rồi mới bắt đầu việc làm sạch.
Nút áo, nút quần vẫn cài khi giặt
Bạn nên nhớ hãy cởi nút áo sơ mi, nút quần trước trước khi bỏ vào máy giặt bởi cài nút khi giặt dễ làm đứt nút khiến quần áo bị xộc xệch.
Lạm dụng thuốc tẩy
Thuốc tẩy làm cho vải trở nên kém bền hơn và dễ bị sờn rách, bạn có thể dùng cách khác để thay thế. Đó là cho quần áo vào nước và đun sôi lên. Bạn cần một nồi nước lớn, thêm vào vài giọt nước chanh, đun sôi lên sau đó bỏ quần áo vào.
Thời gian nghỉ giữa những lần giặt
Nhiều người dùng máy giặt có thói quen này vì nghĩ rằng lồng giặt quay liên tục sẽ làm hỏng máy thế nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Sử dụng máy giặt trong vài mẻ giặt liên tiếp có thể giảm điện năng tiêu thụ vì khi ấy máy giặt sẽ tận dụng lượng nhiệt sót lại sau đợt quay trước.
Giặt gối, chăn (mền) trong cùng một lần giặt
Nếu bạn giặt gối, chăn (mền), ga giường,… bằng máy giặt thì nên giặt 2 lần liên tiếp. Sau lần giặt đầu, chúng vẫn có thể còn dính bọt xà phòng do chúng có độ thấm hút rất cao nên không giặt sạch hết được bọt xà phòng trong lần thứ nhất. Lần thứ hai không dùng xà phòng sẽ giúp giặt sạch toàn bộ bọt trong chăn (mền), gối,…
Giặt quần áo chung với tất (vớ)
Bạn thường có thói quen cho hết quần áo vào máy mà không sắp xếp chúng theo loại quần áo. Sau khi giặt xong bạn sẽ phải lục tung đống quần áo vừa giặt lên để tìm 2 chiếc tất (vớ) cùng đôi. Để tránh điều này xảy ra, hãy cho tất (vớ) và những đồ có kích thước nhỏ vào máy giặt trước rồi hãy cho các đồ còn lại vào. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với hành động nhỏ mà kết quả này mang lại.
Giặt khăn tắm có sử dụng nước xả vải
Trong nước xả vải có những hợp chất hóa học khiến khả năng thấm nước của khăn tắm bị giảm. Do đó bạn không nên dùng nước xả vải khi giặt khăn tắm.
Sử dụng bột giặt hoặc nước giặt đắt tiền
Rất nhiều loại bột giặt và nước giặt mà chúng ta dùng hàng ngày có thể được thay thế bằng các loại chất khác rẻ hơn, có ở xung quanh chúng ta. Ví dụ như muối làm trắng sáng quần áo, phấn giúp loại bỏ vết ố lâu ngày, nước chanh có thể được sử dụng để làm cho quần áo mềm và thơm hơn,…
Không dọn dẹp máy giặt
Việc thường xuyên lau rửa, chăm sóc máy giặt là điều rất quan trọng. Các chất xà phòng thường lưu lại cặn bẩn ở những ngóc ngách trong máy. Vì một số bộ phận của máy có thể tháo lắp dễ dàng nên thỉnh thoảng bạn hãy tháo chúng ra và cọ rửa. Nên nhớ đừng đóng nắp máy giặt ngay sau khi giặt, hãy mở nắp để máy được khô thoáng.
Mỗi năm một lần, hãy làm sạch máy giặt bằng nước nóng và giấm. Bạn chỉ cần cho giấm và nước nóng vào lồng giặt và bật chế độ tự làm sạch của máy giặt. Điều này sẽ ngăn máy giặt bị hỏng hóc và bền hơn rất nhiều.
Đừng đóng máy giặt ngay lập tức sau khi nó vừa giặt xong. Hãy để một lát để nó được ráo nước và hơi ẩm bay đi hết. Đồng thời mỗi năm cho làm sạch bằng nước ấm và dấm ăn. Chúng sẽ tẩy sạch bụi bẩn, cặn bột giặt cũng như giúp máy giặt làm việc tốt hơn.