Hồi hộp, đánh trống ngực, người phụ nữ đi cấp cứu vì nhịp tim lên tới 207 lần/phút

Nếu không được điều trị, rối loạn nhịp tim có thể gây ra biến chứng như suy tim, đột quỵ… – Ảnh minh họa

Mới đây, khoa cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) tiếp nhận bệnh nhân nữ (37 tuổi, trú xã Chương Xá, Cẩm Khê) nhập viện trong tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim lên tới 207 lần/phút. Bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát.

Bệnh nhân sau đó được chỉ định ấn nhãn cầu, dùng thuốc thuốc chẹn Beta giao cảm, theo dõi nhịp tim liên tục qua máy monitor. Sau khi nhịp tim trở về tần số an toàn, không xuất hiện thêm cơn nhịp nhanh, bệnh nhân được chỉ định ra viện cuối tháng 7 vừa qua.

Bác sĩ Hà Huy Mến, trưởng khoa cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê cho biết, với người trưởng thành, nhịp tim bình thường dao động 60 – 80 lần/phút, nhưng khi có cơn tim nhanh trên thất, nhịp tim có thể lên đến 140-250 nhịp/phút hoặc cao hơn.

“Nếu không được điều trị, các cơn nhịp nhanh có xu hướng kéo dài và tần suất mau hơn, gây nên tình trạng đau thắt ngực, làm tăng nguy cơ suy tim và những biến chứng tim mạch khác”, bác sĩ Mến nhấn mạnh.

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Ngô Tuấn Anh, trưởng khoa phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, rối loạn nhịp tim là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có biểu hiện đặc trưng là nhịp tim đập bất thường, quá nhanh (tần số >100 lần/phút) hoặc quá chậm (tần số

Trong rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp nhanh thường gây nguy hiểm hơn cho người bệnh. Tất cả các vấn đề về rối loạn nhịp tim đều ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim, đối với những trường hợp rối loạn nhịp tim nặng, tim ngừng đập sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào.

Rối loạn nhịp tim có thể vô hại nhưng đa phần nó là biểu hiện của nhiều bệnh lý nặng, đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị sớm.

Vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường, cần sớm gặp bác sĩ, thăm khám để phòng tránh những biến cố nguy hiểm do bệnh gây ra.

Theo bác sĩ Tuấn Anh, triệu chứng của rối loạn nhịp tim rất đa dạng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Một số bệnh nhân bị rối loạn nhịp nhưng hoàn toàn không có biểu hiện nào hoặc các biểu hiện khá mơ hồ.

– Ngất xỉu: Đây là triệu chứng nặng nhất của rối loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng người bệnh. Triệu chứng này cảnh báo bệnh tim nặng và đáng lo ngại vì nó có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng như ngất xỉu khi đang lái xe, leo cầu thang. 

Nếu bệnh nhân bỗng nhiên bị ngất thì cần phải tìm rõ nguyên nhân để xử trí điều trị bệnh sớm.

– Một số triệu chứng nhẹ hơn như: Xuất hiện các cơn khó thở, thở ngắn, hồi hộp, lo lắng; Đánh trống ngực, tim đập mạnh trong lồng ngực kèm theo hụt hẫng; Choáng váng, chóng mặt, xây xẩm, cảm giác mất cân bằng; 

Có cảm giác tim ngừng đập một vài giây rồi đập mạnh trở lại; Đau tức ngực, có cảm giác ngực bị đè nén; Người mệt mỏi, yếu do hoạt động bơm máu của tim kém hiệu quả.

Rối loạn nhịp tim có thể gây ra biến chứng như suy tim, đột quỵ. Một số biến chứng khác có thể mắc phải như ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim…

Theo bác sĩ, để phòng ngừa và kiểm soát rối loạn nhịp tim điều quan trọng nhất là phải kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát tim mạch 6 tháng hoặc ít nhất là 1 năm/1 lần để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn.

Ngoài ra, kiểm soát huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị tốt các bệnh lý nguy cơ.

Ăn ít muối, sử dụng các nhóm thực phẩm tốt cho tim như trái cây, rau, ngũ cốc, cá… Cần hạn chế tối đa các thực phẩm chứa chất béo bão hòa và thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.

Có lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, không thức khuya, loại bỏ các chất kích thích ra khỏi cuộc sống.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *