Công nghệ lọc nước hợp nguồn nước Việt Nam
Phương pháp lọc nước RO là sử dụng màng bán thấm và áp suất để loại bỏ các muối hòa tan như natri, canxi, magie, chì, asen, đồng…, vi sinh vật và các tạp chất khác ra khỏi nước uống.
Hiện nay ba công nghệ lọc nước phổ biến nhất là UF (phân tách các chất gây ô nhiễm ra khỏi nguồn nước nhờ sử dụng màng lọc UF), Nano (sử dụng các màng lọc có kích thước siêu nhỏ để loại bỏ sạch tạp chất, bụi bẩn, các loại vi khuẩn, virus. Đồng thời giữ lại phần lớn các khoáng chất tự nhiên) và RO.
Công nghệ lọc Nano và UF thường phù hợp để lọc sạch các nguồn nước đầu vào đã đạt tiêu chuẩn sạch.
Người dân muốn nâng cao chất lượng hơn nữa họ sẽ sử dụng máy lọc công nghệ UF và Nano để tách bỏ các tạp chất, vi khuẩn, giữ lại các khoáng có lợi.
Còn tại Việt Nam, trừ các đô thị lớn nguồn nước được cấp từ các công ty cấp nước đã đạt chuẩn thì đa số là sử dụng nước giếng khoa, giếng đào, sông, suối qua xử lý thủ công.
Vì vậy công nghệ lọc RO được cho là phù hợp nhất bởi lọc sạch các tạp chất và chất ô nhiễm hiệu quả. Nước lọc qua công nghệ này có thể uống trực tiếp, không cần đun sôi.
Cụ thể công nghệ lọc RO nhờ sử dụng màng lọc với kích thước rất nhỏ giúp lọc được mọi tạp chất, vi khuẩn, kim loại nặng và kể cả các khoáng chất tự nhiên trong nước.
Ưu điểm cũng là nhược điểm
Chính vì lọc quá sạch nên công nghệ này tạo ra nước tinh khiết không có khoáng chất. Ngoài ra nước được lọc ra có tính axit nhẹ với độ pH từ khoảng 5 đến dưới 7 (tùy pH nước đầu vào).
Trao đổi với Tuổi Trẻ – kỹ sư ngành nước Trần Kim Thạch nhận định thêm nước từ công nghệ RO lọc ra rất sạch nhưng đó cũng là nhược điểm của nó. “Lọc sạch nên công nghệ này loại hết tất cả các khoáng chất kể cả có lợi lẫn có hại.
Nước lọc ra chỉ còn hai thành phần là hydro và oxy. Ngoài ra độ pH nước lọc ra thường có tính axit có thể làm đồ kim loại bị ăn mòn trong thời gian dài tiếp xúc.
Đối với sức khỏe thì sẽ gây thiếu khoáng chất. Nước này thường thích hợp để sử dụng làm nước truyền trong y tế”, ông Thạch nói.
Khắc phục bằng cách nào?
Để khắc phục tính axit và bổ sung khoáng chất cho máy lọc nước RO, các hãng thường sử dụng từ 3-7 lõi khoáng nhân tạo. Tuy nhiên với đặc điểm nước của Việt Nam, các lõi này cũng nhanh hết tác dụng.
Đại diện hãng Daikiosan và Makano (một hãng máy lọc nước) chia sẻ trước đây hãng cũng đã thử nghiệm công nghệ điện phân cực trơ cho máy lọc nước ion kiềm.
Tuy nhiên, công nghệ này có nhược điểm là muốn điện phân được thì bắt buộc phải phụ thuộc vào lõi khoáng nhân tạo. Hoặc dùng lọc UF giữ khoáng (vì nước đầu vào của Việt Nam có cả khoáng tốt lẫn hại) thì nước lại không sạch, thiếu an toàn.
Khi lõi khoáng nhân tạo hết tác dụng, máy lọc điện phân cực trơ quay về như lọc RO, nước có tính axit.
“Do đó, chúng tôi phát triển thêm công nghệ điện phân cực tan, bằng điện cực magie, đảm bảo nước vừa sạch vừa tốt. Công nghệ này không cần sử dụng thêm lõi khoáng nhân tạo và không phụ thuộc vào các lõi khoáng.
Ngoài các dòng máy lọc nước thiết kế theo công nghệ trên chúng tôi còn cung cấp máy biến đổi nước RO thành nước ion kiềm tươi. Sản phẩm này để phục vụ khoảng hơn 12 triệu hộ dân đang sử dụng máy lọc nước RO”, hãng cho biết.
So với các máy sử dụng bộ lõi khoáng, lõi hydrogen hoặc lõi tạo kiềm nhân tạo phải thay nhiều lần thì máy lọc nước ion kiềm tươi có thể sử dụng trong 5 năm mà không cần thay lõi.