Doanh nghiệp sản xuất thuốc gặp khó vì nguyên liệu, giấy phép lưu hành

Một dây truyền sản xuất vật tư y tế tại TP.HCM – Ảnh: T.Anh

Hiện nay, giấy phép lưu hành có thời gian xét duyệt cấp phép tương đối lâu. Với doanh nghiệp sản xuất trong nước mà sản phẩm từ khi nghiên cứu đến khi đầy đủ điều kiện để nộp hồ sơ cũng mất nhiều thời gian, chờ 2-3 năm mới được cấp phép thì đã lỡ nhịp thị trường”.

Bà Trần Thị Ngọc Thúy, Giám đốc Công ty Cổ phần nhà máy Wembley Medical phát biểu như trên tại hội thảo “Doanh nghiệp trong nước sản xuất thiết bị y tế công nghệ cao, thời cơ và thách thức” được tổ chức tại TP.HCM vào chiều 16-8.

Theo bà Thúy, thực tế hiện nay nguồn cung của thiết bị y tế Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế trong nước số lượng còn rất hạn chế. Thị trường thiết bị y tế Việt Nam đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất trong và ngoài nước.

Còn ông Trương Hùng, Phó Chủ tịch Hội thiết bị y tế TP. HCM, cho hay thời gian qua, nhiều nhà máy trong nước đã ngưng sản xuất hoặc bán nhà máy. Đây được xem là bước lùi với các doanh nghiệp sản xuất thuốc, vật tư y tế.

Trước khó khăn này, ông Hùng đề xuất cần có chính sách ưu đãi công bằng, hợp lý trong các khâu cung cấp hàng hóa cho các bệnh viện từ doanh nghiệp sản xuất trong nước.

“Công tác sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế trong nước thời gian qua đã đối mặt với nhiều khó khăn. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nguồn nguyên liệu sản xuất thiếu hụt, không chỉ thuốc điều trị bệnh mà khẩu trang y tế sản xuất trong nước đã không đủ cung ứng cho nhu cầu của cộng đồng.

Điều đó cho thấy sản xuất trang thiết bị y tế tại chỗ đóng vai trò rất lớn trong việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, ứng phó với các dịch bệnh có thể xảy ra”, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định.

Theo ông Hoài Nam, nhiệm vụ quan trọng của ngành thiết bị Y tế và ngành Dược Việt Nam là đảm bảo cung ứng thường xuyên và đầy đủ thiết bị, vật tư và thuốc có chất lượng đến tận tay người sử dụng đồng thời phải đảm bảo sử dụng hợp lý, an toàn và hiệu quả.

TP.HCM có hệ thống cơ sở khám chữa bệnh lớn nhất cả nước. Với quy mô rất lớn như vậy, việc từng bước chủ động sản xuất và cung ứng vật tư y tế trong công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân kịp thời và chất lượng đóng một vai trò rất quan trọng.

TP.HCM: Sẽ sớm có khu công nghiệp dược và y sinh học chất lượng cao

Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP. HCM cho biết TP.HCM sẽ sớm có khu công nghiệp dược và y sinh học chất lượng cao. Những cơ sở sản xuất vật tư y tế trong nước thường đưa công nghệ từ nước ngoài về sản xuất tại Việt Nam.

Ông Thượng cho rằng các cơ sở trong nước cần Việt hóa, đổi mới sáng tạo quy trình sản xuất cho phù hợp với nhu cầu trong nước, cung ứng sản phẩm chất lượng tốt mà giá cả phải chăng…

Học sinh chữa vẹo cột sống với thiết bị chuyên dụngHọc sinh chữa vẹo cột sống với thiết bị chuyên dụng

Chương trình tập luyện điều trị cong vẹo cột sống do nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý y sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) nghiên cứu thành công và đã áp dụng trong khám và điều trị tại viện này từ năm 2022 đến nay.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *