Bộ Y tế dự chi 357 tỉ đồng/tháng khi tăng phụ cấp ưu đãi nghề, ai được hưởng?

Bệnh viện Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN

Theo Bộ Y tế, nghị định số 56/2011 sau 13 năm áp dụng đã phát sinh nhiều bất cập, không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Sự thay đổi trong mô hình bệnh tật, sự xuất hiện của các dịch bệnh mới và sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm, nhiều thách thức đã đặt ra, đặc biệt đối với y tế dự phòng.

Để khắc phục những bất cập này, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo nghị định mới đặt mục tiêu thu hút, duy trì đội ngũ nhân lực y tế có trình độ cao và tạo động lực cho nhân viên gắn bó lâu dài.

Trong đó dự thảo mới bao gồm cả người lao động theo hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (theo nghị định 111/2022/NĐ-CP), tạo sự công bằng hơn cho nhân viên hợp đồng. Trước đó, chế độ phụ cấp ưu đãi nghề phạm vi áp dụng chủ yếu cho công chức, viên chức.

Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề cho nhân viên y tế cũng có nhiều thay đổi. So với quy định cũ, nhiều đối tượng nhân viên y tế được đề xuất nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề, đưa vào các nhóm với mức phụ cấp 70%; 60%; 50%; 40% và 30%. Theo đề xuất mới, không còn áp dụng mức 20% như hiện nay.

Đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi nghề, Bộ Y tế dự chi hơn 350 tỉ đồng mỗi tháng - Ảnh 2.

Bộ Y tế đề xuất chế độ phụ cấp ưu đãi nghề cho cán bộ, nhân viên y tế – Ảnh: D.LIỄU tổng hợp

Theo thống kê của Bộ Y tế, số người hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trên cả nước là 157.743 người (hưởng từ mức 20-70%), trong đó đông nhất là tuyến trạm y tế xã với hơn 59.000 người, trung tâm y tế tuyến huyện là hơn 38.000 người và trung ương là hơn 31.000 người.

Dự kiến tổng số kinh phí dự kiến để thực hiện chính sách này ước tính khoảng 357 tỉ đồng/tháng. Tiền lương và phụ cấp chức vụ hiện hưởng là gần 714 tỉ đồng/tháng.

Nguồn kinh phí chi trả dự kiến, thứ nhất từ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được kết cấu chi phí chi trả phụ cấp ưu đãi nghề.

Thứ hai từ kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp quy định từ các nguồn ngân sách nhà nước giao cho đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; thu sự nghiệp của đơn vị được để lại; nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị (nếu có).

Dự thảo này được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế có trình độ tại cơ sở, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt tại tuyến cơ sở và y tế dự phòng.

Đồng thời việc áp dụng mức phụ cấp ưu đãi hợp lý sẽ giúp giảm tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc, đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống y tế công lập.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *