Ăn thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ?

Lợi ích của việc tuân theo hoặc bổ sung nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật là rất rõ ràng đối với sức khỏe tim mạch tổng thể – Ảnh: Getty

Ngoài ra, việc tuân theo chế độ ăn có nguồn gốc thực vật còn liên quan đến việc giảm nguy cơ béo phì, giảm tỉ lệ natri chuyển thành kali và giảm nguy cơ phát triển chứng ngưng thở khi ngủ – tất cả đều là các yếu tố nguy cơ của đột quỵ.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neurology.

Ngừa đột quỵ bằng chế độ ăn uống

Cheryl Mussatto, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng và tác giả của cuốn The Nourished Brain, nói: “Lợi ích của việc tuân theo hoặc bổ sung nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật là rất rõ ràng đối với sức khỏe tim mạch tổng thể, bao gồm giảm nguy cơ đột quỵ”.

Mussatto, người không tham gia vào nghiên cứu, chia sẻ rằng kết quả của nghiên cứu này phản ánh những gì cô khuyến nghị cho bệnh nhân.

“Tôi khuyên bệnh nhân nên lấp đầy đĩa của họ với các thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu dinh dưỡng như kali, chất xơ và magiê, giúp giảm hình thành mảng bám, huyết áp, viêm nhiễm và sự hình thành cục máu đông”, cô nói.

“Với ít mảng bám tích tụ hơn và huyết áp giảm cùng với các thay đổi lối sống khác, nguy cơ đột quỵ sẽ thấp hơn”.

Nếu bạn đang cố gắng giảm nguy cơ đột quỵ, hãy ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật chất lượng cao. Đây là chế độ ăn giàu trái cây, rau, hạt, quả hạch, đậu và các loại cây khác.

Trong bữa tối, hãy thêm gấp đôi khẩu phần rau. Một cách để tăng lượng thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào chế độ ăn uống là lên kế hoạch cho một bữa ăn không có thịt mỗi tuần.

Hiện nay, không có định nghĩa tiêu chuẩn về thuật ngữ “có nguồn gốc thực vật”. Một số người có thể sử dụng thêm một lượng nhỏ protein có nguồn gốc động vật như cá, trứng hoặc sữa. Tuy nhiên, điểm chung là khẩu phần ăn của họ bao gồm phần lớn là các thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Các kết quả rõ ràng từ nghiên cứu

Để đánh giá liệu có mối liên hệ nào giữa việc tuân theo chế độ ăn có nguồn gốc thực vật và nguy cơ đột quỵ hay không, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ các nhóm thu thập trước đó gồm Nghiên cứu Sức khỏe của Y tá và Nghiên cứu Theo dõi Sức khỏe của Các Chuyên gia Y tế.

Tổng cộng, hơn 209.000 người tham gia đã được đánh giá, và không ai trong số họ có bệnh tim mạch hoặc ung thư vào lúc bắt đầu thu thập dữ liệu. Các đối tượng được theo dõi trong hơn 25 năm trong thời gian thu thập dữ liệu.

Các nhà nghiên cứu đã phân loại những người tham gia thành năm nhóm dựa trên lượng thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà họ tiêu thụ.

Những người ở mức cao nhất tiêu thụ 12 khẩu phần thực phẩm có nguồn gốc thực vật lành mạnh mỗi ngày, trong khi những chế độ ăn có chất lượng thấp nhất có trung bình 7,5 khẩu phần mỗi ngày.

Những người tiêu thụ nhiều nhất những thực phẩm có nguồn gốc thực vật lành mạnh như đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau lá xanh và dầu thực vật cũng có lượng tiêu thụ thực phẩm tinh chế và kém lành mạnh thấp nhất, như thực phẩm có thêm đường và ngũ cốc tinh chế. Trung bình họ cũng tiêu thụ ba phần thịt và sữa mỗi ngày.

Ngược lại, những người ăn ít thực phẩm lành mạnh nhất cũng ăn nhiều rau củ giàu tinh bột, thực phẩm tinh chế và khẩu phần động vật hoặc sữa.

Kết quả cho thấy khi so sánh với những người ăn ít thực phẩm có nguồn gốc thực vật tốt cho sức khỏe nhất, những người ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật có nguy cơ đột quỵ giảm 10%, với nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ do tắc nghẽn động mạch giảm 8%.

Theo dữ liệu này, việc tránh protein động vật và tuân theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay dường như không làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *